Bu lông liên kết, Bu lông kết cấu thép
Tùy vào mục đích sử dụng Bu lông sẽ được phân loại theo cái tiêu chí:
1. Bu lông liên kết được phân loại theo vật liệu chế tạo:
- Bu lông được chế tạo từ thép cacbon, thép hợp kim: Được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, lắp dựng nhà thép tiền chế. Loại này có ưu điểm rẻ, dễ gia công chế tạo nhưng nhược điểm là độ bền trong môi trường không cao, dễ han gỉ.
Bu lông tự đứt S10T (bu lông tự cắt)
>>>Xem thêm về sản phẩm: Bu lông tự đứt S10T (bu lông tự cắt)
- Bu lông được chế tạo từ thép không gỉ (INOX): Đây là loại bu lông có khả năng chống ăn mòn hóa học hay ăn mòn điện hóa từ môi trường. Các loại Bu lông Inox thường dùng là INOX 201, INOX 304, INOX 316, INOX 316L.
Bu lông lục giác ngoài INOX 304
- Bu lông được chế tạo từ các kim loại màu, hợp kim màu: Đồng, nhôm, kẽm, titan,...Loại bulong này được sản xuất từ chủ yểu để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp đặc thù: ngành điện, chế tạo máy bay, sản xuất và xử lý nước…
2. Bu lông liên kết được phân loại theo đặc tính chống ăn mòn:
Mỗi một môi trường làm việc thì Bu lông sẽ chịu tác động của việc ăn mòn khác nhau, việc lựa chọn đúng loại bu lông cho từng môi trường rất quan trọng, ảnh hưởng đến tuổi thọ của hạng mục công trình đó, ta có thể phân ra các loại bu lông như sau:
- Bu lông đen mộc: Nếu là Bu lông neo móng thì thường được chôn trong bê tông, còn nếu là bu lông liên kết thì thường dùng trong môi trường trong nhà lắp dựng khung kết cấu hoặc lắp máy móc thiết bị,...
- Bu lông nhuộm đen: dùng chủ yếu trong liên kết các chi tiết máy, được bảo vệ chống han gỉ bởi lớp dầu mỡ
- Bu lông mạ kẽm điện phân, bu lông mạ kẽm nhúng nóng: Dùng nhiều cho hạng mục nhà khung thép lắp dựng trong nhà hay ngoài trời
Bu lông liên kết mạ kẽm nhúng nóng
- Bu lông INOX: Dùng chủ yếu cho các hạng mục ngoài trời, hoặc trong những môi trường đòi hỏi chống ăn mòn cao như nhà máy hóa chất, trạm xử lý nước thải, công trình cầu cảng biển,...
3. Bu lông liên kết được phân loại theo chức năng làm việc:
- Bu lông liên kết là loại bu lông có chức năng liên kết các chi tiết cột, kèo, dầm, xà gồ với nhau. kích thước Bu lông thường được sử dụng là M12 đến M24, đối với những công trình khung nhà thép lớn có thể sử dung Bu lông liên kết M27, M30, M36,...
- Bu lông neo móng: Được sử dụng để liên kết hệ kết cấu bên trên với hệ kết cấu móng bê tông cốt thép. Bu lông neo móng được đặt sẵn vào trong móng trước khi đổ bê tông.
Bu lông neo móng mạ kẽm nhúng nóng đầu ren
Ngoài cách đặt bu lông trước khi đổ bê tông. Người ta có thể đặt sau bằng cách sử dụng bu lông nở hoặc bu lông liên kết bằng keo hóa chất. Một số loại hóa chất thông dụng hiện nay ở Việt Nam là Keo Hilti, Ramset…
4. Bu lông được phân loại theo cấp độ bền:
Công ty Lộc Phát chuyên Sản xuất, nhập khẩu và phân phối các sản phẩm Bu lông chính hãng như:
- Bu lông liên kết cấp bền 4.8, 5,6, 8.8, 10.9, 12.9
- Bu lông neo (bu lông móng) cấp bền 4.6, 5.6, 8.8, 10.9 thép C45, 40Cr
- Bu lông inox 201, 304, 316, 316L
- Bu lông lục giác đầu trụ, đầu bằng, đầu cầu chìm thép, INOX
- Thanh ren (ty ren) - Guzong (Gu dông) - Ubolt
- Bu lông nở (tắc kê nở) thép, INOX; Bu lông hóa chất (thanh ren hóa chất)
- Vít gỗ, Vít Pake, Vít bắn tôn, Vít tự khoan INOX các loại
- Các loại Đai ốc (Ecu) - vòng đệm
- Gia công - Sản xuất Bu lông theo yêu cầu